Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info. Xử lý khi sếp lấy quá nhiều hoá đơn xăng,dầu - Kế Toán Sản Xuất

Xử lý khi sếp lấy quá nhiều hoá đơn xăng,dầu

Xin chào các bạn , Tôi Thái Sơn đây

​Hôm nay có bạn hỏi tôi rằng "Anh sơn ơi quý 2 -2019 vừa rồi. Sếp em mang về 3 cái hoá đơn xăng tổng là 180tr để bù với đầu ra và bảo em cứ kê khai đi, em cũng kê khai vào quý 2 rồi. Mà bây giờ em mới nghĩ ra không biết xử lý số xăng này thế nào nữa?"

Chắc hẳn cũng có rất nhiều bạn kế toán xây dựng và kế toán ngành khác cũng đã gặp tình huống này rồi và tôi thấy đây cũng là bài học rất quý nên muốn chia sẻ với bạn hy vọng nó sẽ giúp ích với bạn.

Với lượng xăng quá nhiều như thế này chắc hẳn bạn cũng đồng ý với tôi rằng chúng ta nên chia đều và có những biện pháp khác nhau chứ không nên nhét vào 1 chỗ. Sau đây tôi sẽ chia sẻ với 5 cách mà tôi hay xử lý.

BỘ VIDEO KẾ TOÁN EXCEL MIỄN PHÍ

Bộ video hướng dẫn chi tiết việc lập file Báo cáo tài chính trên phần mềm Excel . Chi Tiết - Đơn Giản - Dễ Làm

Nào, chúng ta cùng tìm hiểu nhé !

  • Một là bạn nên đưa một phần vào chi phí quản lý doanh nghiệp:
  • Đầu tiên đó là mình sẽ cho vào xe ô tô con cho sếp đi. Nếu không có thì chúng ta sẽ làm hợp đồng mượn xe ô tô cho sếp đi hoặc làm hợp đồng thuê xe ô tô cho sếp đi
  • Với điều kiện là bạn phải có lịch trình xe chạy công tác phí thì càng tốt, có hóa đơn đầy đủ
  • Hai là đưa vào phụ cấp người lao động:
  • Bạn sẽ cho vào phụ cấp của Nhân viên bán hàng, Nhân viên thực tế sản xuất cần phải chạy đi lại nhiều, Nhân viên văn phòng khác…
  • Với điều kiện về chứng từ đó là :
  • Hóa đơn xăng đầu mang tên công ty đầu đủ
  • Trên hợp đồng có phụ cấp xăng, dầu bằng phiếu cấp xăng
  • Lịch trình xe chạy để cấp xăng dầu tương ứng quảng đường công tác
  • Phiếu yêu cầu cấp xăng và phiếu cấp xăng cho nhân viên hàng ngày
kế toán xây dựng

xử lý khi sếp lấy quá nhiều hóa đơn xăng

  • Chắc hẳn đến đây sẽ bạn thắc mắc nếu cho như thế thì có ảnh hưởng gì đến thuế TNCN?
  • Theo điều 2, khoản 2 điểm a Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định những khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công bao gồm:
  • 2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
  • a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
  • b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau........
  • Như vậy nếu doanh nghiệp quy định phụ cấp tiền xăng xe cho người lao động, như một khoản phụ cấp theo lương, thì tiền phụ cấp này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN và là khoản phụ cấp theo lương chịu thuế TNCN
  • Nhưng nếu Công ty mua xăng lấy hóa đơn công ty và cấp xăng cho CBCNV theo phiếu xuất kho, và phiếu xăng thì Người lao động không phải chịu thuế TNCN trên khoản phụ cấp đó.
  • Ba là bạn đưa 1 phần vào chi phí đưa rước nhân viên:
  • Bạn sẽ lập lịch trình xe chạy, định mức xăng dầu cho lịch trình xe chạy tương ứng và có hóa đơn đầy đủ là ok
  • Bốn là bạn đẩy cao định mức xăng dầu cho máy thi công:
  • Nếu công ty bạn có máy thì đẩy cao định mức. Nếu công ty bạn không có máy thì đi thuê, đi mượn, về vấn đề này bạn chỉ cần có hợp đồng là ok
  • Cách cuối cùng là bạn xem đó là hàng hóa : Chúng ta sẽ xuất tiêu dùng nội bộ Tẩy rửa, hoặc dùng việc khác. Hoặc cách cuối cùng là xuất bán cho đối tượng khác không lấy hóa đơn hoặc lấy hóa đơn.
  • Nếu bạn thấy hay và thực tế thì hãy cho Sơn xin lời cảm nhận TẠI ĐÂY nhé​
Kế toán xây dựng

Nơi chia sẻ kinh nghiệm kế toán xây dựng

P/S: Nếu bạn chưa có thời gian thực hành theo những kiến thức này, đừng quên share về tường facebook để lưu lại kiến thức này và học kế toán xây dựng khi cần nhé.

About the author

sonketoan

Leave a comment:


KHOÁ HỌC TIỀN LƯƠNG-BHXH-THUẾ TNCN GIẢI PHÁP NÀO CHO NĂM 2019 HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

x

KHÓA HỌC ĐẠI LÝ THU MIỄN PHÍ

Chỉ Còn 100 Suất Học Miễn Phí

x