Xin chào các bạn , Tôi Thái Sơn đây
Nói về nhiệm vụ của kế toán kho thì tôi tin rằng cho dù bạn mới làm kế toán cũng có thể tự suy đoán và trả lời được nhiệm vụ của kế toán kho là gì rồi đúng không?
Nhưng đối với việc quản trị doanh nghiệp cũng như việc chúng ta hoàn thành tốt công việc của 1 kế toán kho 1 cách xuất sắc thì tôi tin rằng mọi thứ chúng ta đều phải tìm hiểu và học hỏi thêm.
Cho nên hôm nay kế toán xây dựng muốn chia sẻ kỹ hơn với bạn về nhiệm vụ cũng như các lỗi mà kế toán kho hay mắc phải từ những gì tôi đã trải qua, để từ đó bạn nhặt nhạnh thêm những kiến thức hữu ích cho chính mình.
TẶNG FULL BỘ QUY CHẾ CÔNG TY
BỘ VIDEO KẾ TOÁN EXCEL MIỄN PHÍ
Nhận hoàn toàn MIỄN PHÍ qua email sau khi bạn đăng ký nhận phía dưới "bạn nhớ kiểm tra mục thư spam, quảng cáo nhé"
Nào chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!
I - Nhiệm vụ của 1 kế toán kho cần biết.
- Khi được hỏi về nhiệm vụ kế toán kho thông thường mọi người sẽ liệt kê 1 list danh sách đầu mục công việc như thế với tôi không khác gì tung hỏa mù cả, với các bạn mới vào làm lại càng khó hiểu và không biết nên làm cái gì trước cái gì sau. Cho nên tôi sẽ chia ra làm 3 đầu mục công việc chính và với mỗi mục có các bước cụ thể sẽ giúp bạn hiểu hơn.
- 1- Nhiệm vụ của kế toán kho đối với Hàng hóa, Nguyên vật liệu:
- Bước 1: Việc đầu tiên Kế toán kho cần làm đó là lập phiếu nhập kho vật liệu đầu vào, làm phiếu nhập xuất và các chứng từ lưu chuyển nội bộ như phiếu chi tiền, phiếu yêu cầu vật tư, giấy đề nghị tạm ứng, đề nghị thanh toán….
- Nhân tiện đây Thái Sơn có món quà tặng bạn gồm:
- File excel Quản lý kho, theo dõi xuất nhập tồn , phiếu chi, Phiếu NXK
- File excel quản lý và in hợp đồng lao động tự động
- File word Đối chiếu công nợ
- Mẫu sổ nhật ký thi công.
- Biên bản lấy mẫu NVL các loại...
- Biên bản kiểm tra hiện trường...
- ...................
- Bạn tải món quà mà tôi tâm huyết dành tặng bạn TẠI ĐÂY nhé
- Bước 2: Tiếp theo cứ cuối tuần thì chúng ta kiểm kê và đối chiếu sơ bộ với các kho các bộ phận như nhà hàng, của hàng, bếp, các đội…rồi sau đó lên báo cáo nhập xuất tồn hàng tuần
- Bước 3: Cũng như bước 2 nhưng đây là việc chúng ta làm cuối mỗi tháng kiểm kê và đối chiếu chốt số liệu với các kho các bộ phận: Cửa hàng, bếp, các đội thi công …= > lên báo cáo tổng hợp nhập xuất tồn tháng
- 2- Nhiệm vụ của kế toán kho đối với TSCĐ và CCDC:
- Bước 1: Bạn cần theo dõi tình hình tăng giảm tài sản công cụ dụng cụ, theo dõi tài sản tăng giảm các bộ phận sử dụng.
- Bước 2: Với mỗi TSCĐ, CCDC bạn cần phân biệt được nó phục vụ cho bộ phận nào: Đó là bộ phận văn phòng hay bộ phận kinh doanh, hay bộ phận giám sát, thi công, sản xuất.
- Bước 3: Cuối cùng là kế toán xây dựng cần lập bảng theo dõi TSCĐ, CCDC theo tháng, theo dõi tình hình biến động tăng giảm, kết hợp các phòng ban báo hỏng báo mất kịp thời.
- 3- Nhiệm vụ của kế toán kho đối với công nợ đầu vào:
- Bước 1: Bạn cần theo dõi việc thanh toán NVL, HH, TSCĐ, CCDC cũng như công nợ đầu vào qua TK 331 theo các đối tượng nhà cung cấp và kết hợp với phòng kinh doanh, phòng kế toán…..để theo dõi tiến độ công nợ thanh toán cho nhà cung cấp.
- Theo kinh nghiệm của tôi thì các DN vừa và nhỏ thường không có sự kết hợp giữa kế toán kho và kế toán ở công ty về vấn đề công nợ đầu vào, và như thế khiến cho việc theo dõi công nợ không được chuẩn xác và kịp thời.
- Bước 2: Tiếp theo chúng ta cần lập hệ thống báo cáo những hàng hoá nào trên > 20.000.000 phải báo cáo lên phòng kế toán để xem xét chi trả chuyển khoản cho người Bán để được hưởng phần khấu trừ thuế GTGT đầu vào, tránh tình trạng tiện tiền mặt tại quỹ chi trả luôn cho hóa đơn trên > 20.000.000 đ
- Bước 3: Hàng ngày trong tháng bạn cần lập các phiếu chi tiền, nhập kho, xuất kho nội bộ cho toàn doanh nghiệp và theo dõi tồn kho 152,156. Đến thời điểm cuối tháng mới tổng hợp kiểm kê đối chiếu với Kho các bộ phận có khớp với số liệu số sách thực tế để kiểm tra tồn còn lại bao nhiêu?, sử dụng bao nhiêu?
- Bước 4: Cuối cùng ở cuối mỗi tháng kế toán kho sẽ tổng hợp dữ liệu để lên báo cáo thuế tháng = > kế toán trưởng tổng hợp lên báo cáo thuế tháng, quý, năm theo đúng luật thuế.
- Bạn biết không kế toán kho nói là đơn giản như vậy. Nhưng khi làm rồi thì mới thấy chúng ta gặp rất nhiều lỗi, các lỗi này nếu không ai chỉ cho bạn thì có lẽ bạn cũng không biết là mình sai hoặc không biết mình thiếu sót ở đâu. Cho nên kế toán xây dựng xin chỉ ra những lỗi lầm mà tôi mắc phải với mong muốn từ đó bạn có thể tránh những sai sót không đáng có này.
- 8 Lỗi mà kế toán kho hay mắc phải và chính bản thân tôi đã mắc phải.
- Lỗi 1: Lỗi này tôi tin rằng rất nhiều anh em mắc phải đó là chúng ta Ghi nhận hàng tồn kho không có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ: không ghi phiếu nhập kho,không có biên bản giao nhận hàng, không có biên bản đánh giá chất lượng hàng tồn kho.
- Lỗi 2: Xác định và ghi nhận sai giá gốc hàng tồn kho. Nhiều bạn mới vào làm khi nhập kho và ghi nhận giá gốc lại đem cộng cả tiền thuế GTGT và giá gốc dẫn đến ghi nhận sai.
- Lỗi 3: Như tôi đã nói ở trên đó là Không có sự liên kết, đối chiếu thường xuyên giữa thủ kho và kế toán và làm cho Chênh lệch kiểm kê thực tế và sổ kế toán, thẻ kho, chênh lệch sổ chi tiết, sổ cái, bảng cân đối kế toán.
- Lỗi 4: Chưa xây dựng quy chế quản lý vật tư, hàng hóa, định mức tiêu hao vật tư hoặc định mức không phù hợp.
- Lỗi 5: Không lập bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn định kỳ hàng tháng, hàng quý; bảng tổng hợp số lượng từng loại nguyên vật liệu tồn kho để đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán.
- Lỗi 6: Số liệu xuất kho không đúng với số liệu thực xuất. xuất nhập kho nhưng không thực xuất, thực nhập mà ghi số liệu khống.
- Lỗi 7: Kế toán kho nhiều khi hạch toán sai: HTK nhập xuất thẳng không qua kho vẫn đưa vào TK 152, 153.
- Lỗi 8: Không hạch toán hàng gửi bán, hay hạch toán chi phí vận chuyển, bốc xếp vào hàng gửi bán, giao hàng gửi bán nhưng không kí hợp đồng, chỉ viết phiếu xuất kho thông thường.
- Lỗi 9: Không quản lý chặt chẽ khâu mua hàng, bộ phận mua hàng khai khống giá mua khiến cho giá mua cao hơn giá thị trường và như thế Hàng hóa, thành phẩm ứ đọng, tồn kho lâu với giá trị lớn chưa có biện pháp xử lý.
- Trên là 8 lỗi mà tôi từng mắc phải và tôi tin rằng còn rất nhiều lỗi khác nữa. Nhưng tôi muốn nói với bạn rằng: " Dù là kế toán mới hay không nhưng chúng ta hãy cứ mạnh dạn mà làm, sai ở đâu chúng ta sửa ở đó. Chỉ như thế mới giúp bạn trưởng thành và thành công trong nghề kế toán này được "
- Nếu bạn thấy hay và thực tế thì hãy cho kế toán xây dựng xin lời cảm nhận TẠI ĐÂY nhé
P/S: Nếu bạn chưa có thời gian thực hành theo những kiến thức này, đừng quên share về tường facebook để lưu lại kiến thức này khi cần nhé.