Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info. Kinh Nghiệm Thanh Tra BHXH Liên Ngành - Kế Toán Sản Xuất

Kinh Nghiệm Thanh Tra BHXH Liên Ngành

Xin chào các bạn , Tôi Thái Sơn đây

Ở bài trước tôi đã chia sẻ việc Chuẩn bị hồ sơ thanh tra bảo hiểm xã hội rồi. Nhưng khi đi bảo vệ cho các DN thì tôi thấy rất nhiều DN chế bảng lương, bảng chấm công phục vụ thanh tra BHXH. Nhưng kết quả vẫn không ổn và còn dẫn đến việc phạt và truy thu BHXH nhiều hơn.

Hãy tìm hiểu cùng Kế toán xây dựng nhé !

Kiểm tra BHXH Liên Ngành

  • Hôm nay tôi có đi bảo vệ BHXH cho 1 DN và tôi thấy 1 số thực trạng rất không ổn cho nên tôi muốn chia sẻ với bạn 1 số lỗi của Dn đấy để chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé và rút kinh nghiệm nhé!
  • Thứ 1. DN đó chỉ đưa danh sách những người đóng bhxh vào còn những người không đóng bhxh sẽ bỏ ngoài danh sách.
  • Thứ 2. Họ áp dụng ký hợp đồng cộng tác viên.
  • Thứ 3. Họ ký hợp đồng đào tạo nghề tại DN
  • Thứ 4. Họ nói rằng khi Đoàn BHXH đến thì chế hồ sơ cho BHXH 1 bộ, còn khi đoàn thuế đến thì lại chế cho thuế 1 bộ khác, Đén khi quyết toán lại chế 1 bộ khác, Lại còn nữa liên ngành đến lại chế 1 bộ khác...vv
  • Như các bạn biết khi kiểm tra BHXH đoàn thanh tra sẽ yêu cầu:
  • 1. Danh sách lao động của cty (có ngày vào,loại hd đã và đăng ký hd.
  • 2. Hồ sơ lao động
  • 3. Bảng công bảng lương
  • 4. Báo cáo tài chính mục chi phí lương 334.
  • 5. Báo cáo quyết toán thuế TNCN của NLĐ
  • 6. Thang bảng lương.
  • 7. Các quyết định liên quan đến phụ cấp hàng tháng của NLĐ
  • Nguyên tắc của đoàn thanh tra BHXH đó là:
  • Lấy chi phí lương 334 so sánh với thuế thu nhập cá nhân và tiếp tục so sánh với bảng lương thực tế sau đó so sánh với thang bảng lương và so sáng với hợp đồng lao động
Kinh nghiem BHXH lien nganh

chia se kinh nghiem thanh tra bhxh lien nganh

TẶNG FULL BỘ QUY CHẾ CÔNG TY
BỘ VIDEO KẾ TOÁN EXCEL MIỄN PHÍ

Nhận hoàn toàn MIỄN PHÍ qua email sau khi bạn đăng ký nhận phía dưới "bạn nhớ kiểm tra mục thư spam, quảng cáo nhé"

  • Dựa vào những thông tin trên tôi có 1 số nhận xét sau về trốn đóng BHXH
  • Thứ 1. DN không thể bỏ qua lao động được vì họ sẽ cứ căn cứ tổng lương bảng lương và thuế tncn mà sẽ tìm ra (334 và thuế tncn đoàn thanh tra BHXH đều có được từ bên thuế)
  • Thứ 2. Hợp đồng cộng tác viên cũng là Hợp đồng lao động. Nếu người lao động đó chưa đóng BHXH ở đâu cho nên vẫn thuộc đối tượng đóng BHXH và vẫn chịu thuế TNCN như bình thường 
  • Tôi thấy nhiều bạn đã được tư vấn là ký hợp đồng công tác viên để trốn đóng bảo hiểm xã hội.Hay có những bạn bảo là ký nhưng không nêu địa điểm giờ làm việc hay ký hợp đồng không để địa điểm làm việc, không để thời gian, không để bhxh Thì đều sai quy định nhé các bạn.  Vì nó được quy định rõ tại điều 23 luật lao động và không đóng bhxh xem lại nghị định 95/2013 88/2015 hay 216 luật hình sự)
  • Thứ 3. Doanh Nghiệp ký hợp đồng đào tạo. Nhưng chỉ ký hợp đồng cho có vì thế mẫu hợp đồng đào tạo bị sai, áp dụng cũng sai, bảng công lương, bhxh cũng sai. 
  • Tôi thường thấy các DN Ký hợp đồng đào tạo mà không để ý hồ sơ đào tạo gồm những gì cần làm những công việc gì? Chỉ duy nhất hợp đồng đào tạo như vậy khi kiểm tra thanh tra hỏi không giải trình được (có lẽ thấy có hướng dẫn làm hợp đồng đào tạo nghề là làm thôi chứ không biết cần những gì để chứng minh đúng sai).
  • Vậy hồ sơ để đảm bảo đúng quy định Công ty chứng minh cho việc đào tạo đó là gì? Thì Căn cứ theo chương 4 luật lao động, Nghị định 03/2014NĐ-CP, thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH. Nghị định 48/2015 NĐ-CP, thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH.
  • Thông báo tuyển dụng lao động để đào tạo hoặc đơn xin học nghề của người lao động
  • Danh sách theo dõi học viên đào tạo (gồm những học viên đang học, đã nghỉ - lý do) như CBCNV
  • Kết quả đánh giá học viên qua các giai đoạn đào tạo hoặc quá trình đào tạo.
  • Giáo án chi tiết các chương trình đào tạo (giáo án được phê duyệt)
  • Báo cáo định kỳ về lao động đào tạo (06 tháng/lần)
  • Hồ sơ theo dõi quá trình đào tạo của người học.
  • Khung chương trình đào tạo
  • Hợp đồng đào tạo
  • Hồ sơ học viên.
  • Quy trình đào tạo
  • Kết quả đào tạo.
  • Người đào tạo.
  • Tóm lại: Chúng ta không nên làm sai luật, Bạn có thể đọc luật để áp dụng đúng mà vẫn giảm chi phí cho DN. Nếu bạn có làm... thì hãy làm sao cho khớp với lương thực tế và khớp thuế tncn, khớp với bhxh, khớp với HĐLĐ và quy định của luật.
  • Đó là 1 trong nhiều kinh nghiệm mà tôi đã trải qua, Còn bạn thì sao ?. Nếu bạn đang gặp khó khăn như tôi trước đây thì Đừng ngại ngần chia sẻ với tôi. Tôi sẽ giúp bạn hết sức trong khả năng của tôi.
Kế toán xây dựng

Nơi chia sẻ kinh nghiệm kế toán xây dựng

P/S: Nếu bạn chưa có thời gian thực hành theo những kiến thức này, đừng quên share về tường facebook để lưu lại kiến thức này và học kế toán xây dựng online khi cần nhé.

P/SS: Nếu bài viết của tôi có ích cho bạn hoặc bạn vẫn đang thường xuyên nhận giá trị từ tôi thì hãy cho tôi 1 vài cảm nhận TẠI ĐÂY nhé để tôi có động lực trao giá trị nhiều hơn cho bạn​

About the author

sonketoan

Leave a comment:


KHOÁ HỌC TIỀN LƯƠNG-BHXH-THUẾ TNCN GIẢI PHÁP NÀO CHO NĂM 2024 HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

x

KHÓA HỌC ĐẠI LÝ THU MIỄN PHÍ

Chỉ Còn 100 Suất Học Miễn Phí

x