Hôm nay tôi muốn chia sẻ với bạn 1 chủ đề rất hay. Bời vì đối với những bạn kế toán mới nó là 1 nút thắt cực kỳ khó chịu và tôi sẽ hướng dẫn bạn thông qua 1 câu hỏi để chúng ta dễ hình dung đó là:
- Bên e là công ty thi công lắp đặt. Từ trước tới giờ hàng mua vào e đều hạch toán vào 156 hàng hóa. Khi xuất bán và lắp đặt 1 công trình em đều cho nhân công vào 154 sau đó căn cứ vào quyết toán e kết chuyển sang giá vốn 632.
- Nhưng thực tế trong cùng 1 thời gian 1 người họ có thể làm nhiều công trình, mà bên em tính lương họ theo lương thời gian. Vậy bây giờ em phải làm như thế nào cho đúng, em đang rối tung vấn đề này."
Nào bạn cùng kế toán xây dựng tìm hiểu vân đề này nhé!
- 1 Câu hỏi rất hay đúng không bạn. Thế thì sau đây là chia sẻ của kế toán xây dựng
- Thứ 01: Bên bạn là thi công thì vật tư mua vào phải là 152 nhập kho hoặc xuất thẳng 621 chứ. Sao lại cho vào 156 vì 156 áp dụng cho công ty thương mại mua hàng về để kho hoặc trưng bày để bán mục đích kiếm lời từ chênh lệch Lãi/ lỗ = giá bán ra ( doanh thu) – giá nhập ( giá vốn)
- Thứ 02: Về Giá Thành
- Tập hợp chi phí để tính giá thành công trình 154 là : 621,622,623,627 , Phương pháp trực tiếp (PP giản đơn): Giá thành SP HoànThành = CPSXKDDD đầu kỳ +Tổng CPSXSP – CPSXDD CKỳ
- Mỗi công trình là một mã 154 riêng biệt (Ví dụ từ tháng 6-tháng 9 có 3 công trình thi công cùng một lúc: đặt thành 3 mã 154A,154B,154C để theo dõi giá thành riêng của mỗi công trình)
- Thứ 03: Về Vật Liệu
- Vật liệu đầu vào bạn cần (Phiếu nhập kho + hóa đơn + phiếu giao hàng or xuất kho bên bán + HĐ và thanh lý hợp đồng phô tô nếu có => ghim lại thành bộ)
- Về hạch toán nhập kho: Nợ 152,1331/ có 111,112,331
- Về hạch toán xuất kho: Nợ 621/ có 152
- Cuối kỳ kết chuyển: Nợ 154/ có 621
- Nếu bạn xuất thẳng xuống CT không qua kho: Nợ 621,1331/ có 111,112,331 (hóa đơn + phiếu giao hàng or xuất kho bên bán + hợp đồng và thanh lý hợp đồng phô tô nếu có => ghim lại thành bộ)
- Cuối kỳ kết chuyển: Nợ 154/ có 621
- Thứ 04: Về Nhân Công
- Khi phát sinh: Nợ 622,627/ có 334
- Khi chi trả: Nợ 334/ có 111,112
- Để là chi phí hợp lý được trừ và xuất toán khi tính thuế TNDN bạn phải có đầy đủ các thủ tục sau
- Hợp đồng lao động
- Bảng chấm công hàng tháng
- Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó
- Tạm ứng, thưởng, tăng ca thêm giờ nếu có ....
- Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi
- Tất cả có ký tá đầy đủ
- Lưu ý: Thiếu 1 trong các cái trên cơ quan thuế sẽ loại trừ ra vì cho rằng bạn đang đưa chi phí khống vào, và bị xuất toán khi quyết toán thuế TNDN
- Lưu ý: Chi phí nhân công nếu không theo dõi chi tiết được thì có thể phân bổ (N627/C334) theo tiêu thức nguyên vật liệu, DT đưa vào cho mỗi hợp đồng.
- Thứ 05: Về chi phí sản xuất chung
- Phát sinh chi phí HT: Nợ 627,1331/Có 111,112,331,242….=> Hàng kỳ kết chuyển chi phí dỡ dang để tính giá thanh Nợ 154/ có 621,622,623,627
- Nếu công trình chưa kết thúc kéo dài nhiều tháng, năm thì cứ treo trên 154 cho đến khi hoàn thành và bạn cần (nghiệm thu hoàn thành + xác nhận khối lượng + quyết toán khối lượng là dựa vào khối lượng thực tế đã thi công và thanh thoán + xuất hóa đơn theo giá trị thực tế này)
- Phát sinh Doanh thu: Nợ 111,112,131/ có 511,33311
- Tính Giá vốn : Nợ 632/ có 154
- Do đó nếu đã ốp giá thành 154 thì bạn không thể dùng vật liệu đầu vào là 156 mà phải sử dụng tài khoản 152
- Nếu bạn sử dụng tài khoản 156 thì không phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bạn, nhưng nếu đã dùng TK 156 thì tất cả chi phí lương nhân viên lắp đặt chỉ xem là chi phí bán hàng tập hợp và đưa vào TK 641
WOW! QUÁ TUYỆT VỜI ĐÚNG KHÔNG?
TẶNG FULL BỘ QUY CHẾ CÔNG TY
BỘ VIDEO KẾ TOÁN EXCEL MIỄN PHÍ
Nhận hoàn toàn MIỄN PHÍ qua email sau khi bạn đăng ký nhận phía dưới "bạn nhớ kiểm tra mục thư spam, quảng cáo nhé"
Nếu bạn thấy nó tuyệt vời và mang lại cho những mình những kiến thức tuyệt vời thì hãy cho tôi xin lời cảm nhận và lời động viên TẠI ĐÂY để tôi có động lực tiếp tục chia sẻ nhiều kiến thức hay hơn tuyệt vời hơn nữa nhé
- Xem thêm: Kinh nghiệm quyết toán thuế
- Xem thêm: Hồ sơ thanh quyết toán công trình
P/S: Nếu bạn chưa có thời gian thực hành theo những kiến thức này, đừng quên share về tường facebook để lưu lại kiến thức này và học kế toán xây dựng online khi cần nhé.