Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info. Các lỗi liên quan đến hóa đơn Part 2 - Kế Toán Sản Xuất

Các lỗi liên quan đến hóa đơn Part 2

Xin chào các bạn , Tôi Thái Sơn đây

Trong bài viết hôm nay tôi sẽ chia sẻ với các bạn " Các vấn đề về hóa đơn part 2". Những kiến thức này quả là 1 khối lượng kiến thức khổng lồ vì vậy tôi sẽ chia sẻ dựa trên những câu hỏi của các bạn.

Nếu bạn nào có câu hỏi thì hãy inbox cho tôi qua Facebook và để chúng ta cùng tìm hiểu và phát triển hơn nữa trong nghề nhé

Nào chúng ta cùng đi vào các câu hỏi nhé !

BỘ VIDEO KẾ TOÁN EXCEL MIỄN PHÍ

Bộ video hướng dẫn chi tiết việc lập file Báo cáo tài chính trên phần mềm Excel . Chi Tiết - Đơn Giản - Dễ Làm

I-Không hủy hóa đơn phạt bao nhiêu?

  • Căn cứ: Điều 29 Thông tư 39/2014/TT – BTC ngày 31/3/2014 của Bộ tài chính quy định về thủ tục hủy hóa đơn GTGT cụ thể như sau

1. Các trường hợp hủy hóa đơn:

a. Hoá đơn đặt in bị in sai, in trùng, in thừa.

b. Tổ chức, hộ, cá nhân có hoá đơn không tiếp tục sử dụng phải thực hiện huỷ hoá đơn.

– Thời hạn huỷ hoá đơn chậm nhất là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế.

– Nếu cơ quan thuế đã thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng, DN phải hủy hóa đơn, chậm nhất là mười (10) ngày.

2. Hồ sơ hủy hoá đơn gồm:

–Quyết định thành lập Hội đồng hủy hóa đơn, trừ trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh;

–Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy ghi chi tiết: tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số... đến số... hoặc kê chi tiết từng số hóa đơn nếu số hóa đơn cần hủy không liên tục);

– Biên bản hủy hóa đơn;

–Thông báo kết quả hủy hóa đơn phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số… đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp hủy (mẫu số 3.11 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).

*Chú ý:

– Hồ sơ hủy hóa đơn được lưu tại tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn.

– Riêng Thông báo kết quả hủy hóa đơn được lập thành hai (02) bản, một bản lưu, một bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày thực hiện hủy hóa đơn.

  • Phạt vi phạm chế tài không làm thủ tục hủy hóa đơn: Căn cứ tại điều 11. Thông tư Số: 10 /2014/TT-BTC Hà Nội, ngày 17 tháng 1 năm 2014 Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không hủy hoặc hủy không đúng quy định các hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, không còn giá trị sử dụng theo quy định.

–Việc huỷ hóa đơn của tổ chức, cá nhân thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

– Đồng thời làm thủ tục hủy hóa đơn không còn sử dụng bổ sung tại:Điều 29 Thông tư 39/2014/TT – BTC ngày 31/3/2014 của Bộ tài chính quy định về thủ tục hủy hóa đơn GTGT cụ thể như sau

I- Cho mượn TS, hàng hóa có phải xuất hóa đơn không?

  • Điểm b, Khoản 1, Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định nguyên tắc lập hóa đơn
  • Điều 3 khoản 7 Thông tư số 26/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC)
  • Tại khoản 2 điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC
  • Công văn Số: 72/TCT-ĐTNN ngày 06 tháng 01 năm 2006 V/v: Hóa đơn, chứng từ đối với hoạt động cho vay, cho mượn hàng hóa, nguyên vật liệu của doanh nghiệp
  • Công văn Số: 4755/CT-TTHT ngày 21 tháng 6 năm 2012 V/v : chính sách thuế Hóa đơn, chứng từ đối với hoạt động cho vay, cho mượn hàng hóa, nguyên vật liệu của doanh nghiệp
  • Điều 512, Điều 517 Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
  • Căn cứ vào những văn bản trên ta có:
  • Về hóa đơn: Giai đoạn Từ 2014 trở vể trước, hàng hóa cho vay , cho mượn vẫn phải xuất hóa đơn, nhưng không kê khai tính thuế, đối với hóa đơn GTGT dòng tiền thuế GTGT gạch chéo và hợp đồng vay mượn vật tư là chứng từ vận chuyển để lưu thông và để xuất trình với cơ quan thuế địa phương trong kỳ kê khai tính thuế” và cũng là chứng từ để xuất trình khi lưu hàng hóa lưu thông trên đường khi giải trình với cơ quan chức năng khác
  • Giai đoạn Từ 2014 trở đi doanh nghiệp xuất vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả, nếu có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp thì doanh nghiệp cho mượn và đi mượn không cần phải lập hóa đơn, tính, nộp thuế GTGT.
  • Hợp đồng mượn tài sản: “ Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, còn bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được”.
  • Theo đó: bên cho mượn là chủ sở hữu đối với tài sản và có quyền định đoạt đối với tài sản cho mượn. Người mượn không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản khi được sự ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Chủ sở hữu tài sản mới là bên có quyền định đoạt tài sản, bên đi mượn tài sản chỉ có quyền định đoạt (bán tài sản) khi có sự ủy quyền của bên cho mượn, và khi đó giao dịch mượn hàng này sẽ được coi là giao dịch mua bán hàng hóa và sẽ phải xuất hóa đơn , tính thuế GTGT bình thường
  • Chứng từ hồ sơ:
  • Hợp đồng vay mượn
  • Phiếu Xuất kho
  • Biên bản bàn giao tài sản
  • Biên bản kiểm kê số lượng chất lượng hàng hóa, nguyên vật liệu, tài sản

P/S: Nếu bạn chưa có thời gian thực hành theo những kiến thức này, đừng quên share về tường facebook để lưu lại kiến thức này khi cần nhé.

P/SS: Nếu bài viết của tôi có ích cho bạn hoặc bạn vẫn đang thường xuyên nhận giá trị từ tôi thì hãy cho tôi 1 vài cảm nhận TẠI ĐÂY nhé để tôi có động lực trao giá trị nhiều hơn cho bạn​

  • Bullet Point 1
  • Bullet Point 2

About the author

sonketoan

Leave a comment:


KHOÁ HỌC TIỀN LƯƠNG-BHXH-THUẾ TNCN GIẢI PHÁP NÀO CHO NĂM 2019 HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

x

KHÓA HỌC ĐẠI LÝ THU MIỄN PHÍ

Chỉ Còn 100 Suất Học Miễn Phí

x