Bạn biết không hiện có rất nhiều bạn đang cùng câu hỏi với bạn đó? Liệu chi phí sửa chữa TSCĐ, chi phí sửa chữa văn phòng thì nên đưa vào 242 phân bổ hay 211 khấu hao?
Thế thì Thái Sơn (kế toán xây dựng) xin đi thẳng vào vấn đề luôn nhé!
- Hậu quả của việc không nắm rõ
- Trước hết, hãy xem tất cả các TK kế toán trên bảng cân đối SPS có số dư đúng với bản chất của nó hay chưa? Dưới đây tôi có trích 1 đoạn trong quyết định kiểm tra của 1 DN khi thực hiện đưa toàn bộ chi phí sửa chữa vào chi phí trong kỳ mà không phân bổ hay khấu hao?
- Nhìn đoạn kết luận trên thì chúng ta sẽ đặt ra câu hỏi khi nào chi phí sửa chữa sẽ đưa vào 211, khi nào vào 242. Vậy để hiểu rõ hơn thì chúng ta sẽ xem thông tư 45/2013 có nói về việc phân loại sửa chữa tài sản cố định và nâng cấp cài sản cố định
- Sửa chữa thường xuyên thì chúng ta sẽ đưa vào 242 và bản chất của nó là việc khôi phụ hoặc duy trì khả năng đem lại lợi ích kinh tế của tài sản theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn bản đầu
- Nâng cấp, sửa chữa lớn TSCĐ thì sẽ đưa vào 211 và bản chất để bạn nhận diện đó là các chi phí sửa chữa được xác định 1 cách đáng tin cậy, làm cho TSCĐ tạo thêm được lợi ích kinh tế so với trang thái ban đầu thông qua các tiêu chí như: tăng thời gian sử dụng, tăng công suất, tăng chất lượng sản phẩm, giảm chi phí hoạt động
- LƯU Ý: Việc xác định chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 96/2015/TT-BTC. Theo đó, các ràng buộc để chi phí này được trừ cần có thêm điều kiện hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê
- CĂN CỨ: Quan điểm của tôi luôn phải có căn cứ và bạn sẽ quen dần với điều đó khi học và làm việc với tôi đó là công văn số 6046 và công văn số 381 có nói như sau:
Cám ơn bạn đã ủng hộ và lắng nghe. Nếu những chia sẻ này hay và cực hay thì bạn hãy cho tôi 1 lời CẢM NHẬN TẠI ĐÂY nhé! hoặc bạn có thể tham gia những khóa học phía dưới của tôi để chúng ta cùng nhau trao đổi kỹ hơn trong khóa học. Nếu bạn biết ai đang cần đến những khóa học này hãy giúp tôi chia sẻ tới họ nhé!
- Xem thêm: Kinh nghiệm quyết toán thuế
- Xem thêm: Hồ sơ thanh quyết toán công trình
P/S: Nếu bạn chưa có thời gian thực hành theo những kiến thức này, đừng quên share về tường facebook để lưu lại kiến thức này và học kế toán xây dựng online khi cần nhé.