Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info. Phân biệt định mức và dự toán - Kế Toán Sản Xuất

Phân biệt định mức và dự toán

Xin chào các bạn , Tôi Thái Sơn đây

Hôm nay tôi sẽ chia sẻ với các bạn  về " Phân biệt định mức và dự toán " trong doanh nghiệp sản xuất.Về cơ bản thì Dự toán được xây dựng căn cứ trên các định mức tiêu chuẩn. Có thể nói, định mức được lập cho từng đơn vị còn dự toán được lập cho toàn bộ sản lượng.​

Ví dụ: Định mức chi phí nguyên liệu trực tiếp của một đơn vị sản phẩm là 8.750đ. Nếu dự định sản xuất 1000 sản phẩm trong kỳ thì chi phí dự toán sẽ là 8.750 đồng. Tóm lại định mức là chỉ tiêu dự toán đối với từng đơn vị sản phẩm.

Và bây giời chúng ta cùng tìm hiểu nhé chi tiết về dự toán và định mức nhé !

BỘ VIDEO KẾ TOÁN EXCEL MIỄN PHÍ

Bộ video hướng dẫn chi tiết việc lập file Báo cáo tài chính trên phần mềm Excel . Chi Tiết - Đơn Giản - Dễ Làm

I-Dự toán trong doanh nghiệp sản xuất

  • Tác dụng của dự toán:
  • Tác dụng lớn nhất của dự toán đối với nhà quản trị là cung cấp phương tiện thông tin một cách có hệ thống toàn bộ kế hoạch của doanh nghiệp
  • Xác định rõ các mục tiêu cụ thể làm căn cứ đánh giá thực hiện sau này.
  • Lường trước những khó khăn khi chúng chưa xảy ra để có phương án đối phó kịp thời và đúng đắn.
  • Kết hợp toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp bằng các kế hoạch của từng bộ phận khác nhau. Nhờ vậy, dự toán đảm bảo cho các kế hoạch của từng bộ phận phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp.
  • Kỳ dự toán:
  • Dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm được lập cho kỳ một năm, phù hợp với năm tài chính của doanh nghiệp để tiện cho việc so sánh đánh giá giữa kế hoạch và thực hiện.
  • Dự toán hàng năm được chia thành 4 quý, sau đó quý một được chia theo từng tháng, các quý còn lại của năm dự toán
  • Khi quý một kết thúc thì quý hai được chia thành từng tháng... cứ thế tiếp tục cho đến hết năm.
  • Dự toán hàng năm cũng được lập theo kỳ 12 tháng và cứ tháng đầu kỳ thực hiện xong thì lại cộng thêm dự toán của một kỳ vào kế sau tháng cuối cùng kỳ đó
  • Sơ đồ hệ thống dự toán hoạt động  sản xuất kinh doanh hàng năm
  • Hệ thống hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm bao gồm nhưng bản dự toán riêng biệt nhưng có quan hệ qua lại lẫn nhau như sau
  • Từ sơ đồ này ta thấy dự toán tiêu thụ là dự toán chủ yếu của toàn hệ thống. Tất cả các dự toán khác đều phụ thuộc vào dự toán tiêu thụ
  • Do vậy, nếu dự toán tiêu thụ được xây dựng một cách tùy tiện thì cả quá trình dự toán sẽ chỉ là một việc làm vô ích.
  • Riêng dự toán phí tổn lưu thông và quản lý thì có đặc điểm vừa phụ thuộc vừa tác động vào dự toán tiêu thụ sở dĩ phát sinh mối quan hệ qua lại này vì tiêu thụ rõ ràng phần nào phụ thuộc vào chi phí khuyến mãi, và những khoản chi phí này quy mô lớn hay nhỏ phải tuỳ thuộc vào mức tiêu thụ.

II-Định mức chi chí sản xuất kinh doanh

  • Các hình thức định mức trong doanh nghiệp sản xuất đó là định mức lý tưởng và định mức thực tế.
  • Định mức lý tưởng là định mức chỉ có thể đạt được trong những điều kiện hoàn hảo nhất. Chúng không cho phép bất kỳ một sự hư hỏng nào của máy móc hoặc một sự gián đoạn sản xuất.
  • Theo tôi thì các Định mức lý tưởng không có tính thực tế nên không được dùng trên thực tiễn.
  • Định mức thực tế là những định mức được xây dựng chặt chẽ nhưng có khả năng đạt được nếu cố gắng. Chúng cho phép có thời gian ngừng máy hợp lý, thời gian nghỉ ngơi của nhân viên
  • Nếu được xây dựng đúng đắn và hợp lý sẽ có tác dụng động viên khuyến khích người lao động.
  • Xây dựng các định mức chi phí sản xuất
  • Định mức chi phí nguyên liệu trực tiếp
  • Định mức được xây dựng riêng biệt theo giá và lượng cho các yếu tố đầu vào. Định mức nguyên liệu trực tiếp là sự tổng hợp của định mức giá và lượng của nguyên liệu trực tiếp.
  • Định mức giá cho một đơn vị nguyên liệu trực tiếp phản ảnh giá cuối cùng của 1 đơn vị nguyên liệu trực tiếp sau khi đã trừ đi mọi khoản chiết khấu.
  • Định mức được xây dựng riêng biệt theo giá và lượng cho các yếu tố đầu vào. Định mức nguyên liệu trực tiếp là sự tổng hợp của định mức giá và lượng của nguyên liệu trực tiếp.
  • Định mức giá cho một đơn vị nguyên liệu trực tiếp phản ảnh giá cuối cùng của 1 đơn vị nguyên liệu trực tiếp sau khi đã trừ đi mọi khoản chiết khấu.
  • Ví dụ: Định mức giá của 1 kg nguyên liệu A được tính như sau: Giá mua 1 kg:2.400đ Cộng: Chi phí chuyên chở: 400 Cộng: Chi phí nhập kho, bốc xếp: 100 Trừ: Chiết khấu: (400)
  • Định mức lượng cho một đơn vị sản phẩm về nguyên liệu trực tiếp phản ánh số lượng nguyên liệu tiêu hao trong một đơn vị thành phẩm, có cho phép những hao hụt bình thường.
  • Ví dụ: Định mức lượng nguyên liệu A tiêu hao trong một đơn vị sản phẩm B như sau: Nguyên liệu cần thiết để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm (kg): 3,1 kg. Mức hao hụt cho phép: 0,3 kg. Mức sản phẩm hỏng cho phép: 0,1 kg. Định mức nguyên liệu của 1 sản phẩm: 3,5 kg
  • Định mức giá và lượng nguyên liệu trực tiếp được tổng hợp thành định mức chi phí của 1 đơn vị sản phẩm, và được xác định bằng công thức sau:
  • Định mức giá nguyên liệu x Định mức lượng nguyên liệu= Định mức chi phí một đơn vị sản phẩm
  • Theo ví dụ trên ta có định mức chi phí nguyên liệu trực tiếp A cho một sản phẩm là: 2.500đ/kg x 3,5 kg/sản phẩm = 8.750đ/sản phẩm.
  • Định mức chi phí lao động trực tiếp
  • Định mức chi phí lao động trực tiếp cũng bao gồm định mức về giá của 1 đơn vị thời gian lao động trực tiếp với định mức lượng thời gian cần để hoàn thành 1 đơn vị sản phẩm.
  • Định mức giá của 1 giờ lao động trực tiếp bao gồm không chỉ mức lương căn bản mà còn gồm cả các khoản phụ cấp lương, thuế lao động của lao động trực tiếp.
  • Ví dụ: Định mức giá của 1 giờ lao động trực tiếp ở 1 phân xưởng được tính như sau: Mức lương căn bản của 1 giờ: 5.000đ. Thuế lao động (20% mức lương căn bản): 1.000đ Phụ cấp lương (30% mức lương căn bản): 1.500đ. Định mức giá của 1 giờ lao động trực tiếp: 7.500đ
  • Định mức lương thời gian cho phép để hoàn tất 1 đơn vị sản phẩm là loại định mức khó xác định nhất
  • Ví dụ: Định mức thời gian cho phép của 1 sản phẩm B được tính như sau: Thời gian sản xuất cơ bản của 1 sản phẩm B: 2,6 giờ. Thời gian dành cho nhu cầu cá nhân: 0,2 giờ. Thời gian lau chùi máy: 0,1 giờ. Thời gian được tính cho sản phẩm hỏng: 0,1 giờ. Định mức lượng thời gian sản xuất một sản phẩm B: 3,0 giờ
  • Định mức giá của 1 giờ kết hợp với định mức lượng thời gian tạo thành định mức chi phí thời gian lao động trực tiếp để sản xuất 1 sản phẩm:
  • Định mức giá lao động trực tiếp x Định mức lượng thời gian lao động trực tiếp= Định mức chi phí lao động trực tiếp
  • Theo ví dụ trên ta có định mức chi phí lao động trực tiếp : 7.500đ/giờ x 3 giờ/sản phẩm = 22.500đ/sản phẩm
  • Định mức chi phí sản xuất chung
  • Định mức biến phí sản xuất chung cũng được xây dựng theo định mức giá và định mức lượng thời gian cho phép
  • Ví dụ: Phần biến phí trong đơn giá sản xuất chung phân bổ là 2.000đ, và căn cứ được chọn để phân bổ là số giờ lao động trực tiếp
  • Thì định mức phần biến phí sản xuất chung của 1 sản phẩm B sẽ là:2.000đ/giờ x 3 giờ/sản phẩm = 6.000đ/sản phẩm.
  • Định mức định phí sản xuất chung cũng được xây dựng tương tự như ở phần biến phí, sở dĩ được tách riêng là nhằm giúp cho quá trình phân tích chi phí sản xuất chung sau này
  • Ví dụ: Phần định phí trong đơn giá sản xuất chung phân bổ là 3.500đ/giờ và căn cứ chọn phân bổ là số giờ lao động trực tiếp, với 3 giờ/sản phẩm, thì phần định phí sản xuất chung của một sản phẩm B sẽ là
  • 3.500đ/giờ x 3 giờ/sản phẩm = 10.500đ/sản phẩm.
  • Vậy, đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung là: 2.000đ + 3.500đ = 5.500đ/giờ
  • Chi phí sản xuất chung để sản xuất 1 sản phẩm B là: 5.500đ/giờ x 3 giờ/sản phẩm = 16.500đ/sản phẩm.
  • Như vậy là tôi đã hướng dẫn các bạn về cách tính định mức nguyên vật liệu, nhân công, chi phí chung. Chúc các bạn hoàn thành tốt công việc của mình trong doanh nghiệp của mình 

P/S: Nếu bạn chưa có thời gian thực hành theo những kiến thức này, đừng quên share về tường facebook để lưu lại kiến thức này khi cần nhé.

P/SS: Nếu bài viết của tôi có ích cho bạn hoặc bạn vẫn đang thường xuyên nhận giá trị từ tôi thì hãy cho tôi 1 vài cảm nhận TẠI ĐÂY nhé để tôi có động lực trao giá trị nhiều hơn cho bạn​

About the author

sonketoan

Leave a comment:


KHOÁ HỌC TIỀN LƯƠNG-BHXH-THUẾ TNCN GIẢI PHÁP NÀO CHO NĂM 2019 HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

x

KHÓA HỌC ĐẠI LÝ THU MIỄN PHÍ

Chỉ Còn 100 Suất Học Miễn Phí

x